Theo báo cáo về Logistics năm 2017 của Bộ Công Thương cho thấy, tổng chi phí Logistics của Việt Nam đang ước vào khoảng 42 tỷ USD, chiếm tới 22% GDP cả nước.
Tối ưu chi phí Logistics cho doanh nghiệp
Thống kê cũng cho thấy, Việt Nam đang là một trong những quốc gia TOP đầu về chỉ số chi phí Logistics. Chi phí Logistics cao khiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng.
Vậy làm thế nào để có thể tối ưu hóa và cắt giảm chi phí Logistics cho doanh nghiệp một cách hiệu quả?
Cùng Nasco Express tham khảo 6 ý tưởng dưới đây nhé.
1. Chuẩn bị kế hoạch thời gian (timeline) thật chi tiết
Nếu không có kế hoạch rõ ràng về thời điểm sản xuất, vận chuyển, giao hàng, doanh nghiệp có thể phải chịu một số chi phí “giờ cuối” không đáng có.
Những kế hoạch phút chót, chưa được tính toán kỹ dễ dẫn đến những sai lầm cùng các chi phí phát sinh kèm theo.
Có một timeline chi tiết giúp doanh nghiệp đi theo một lộ trình khoa học cụ thể, đảm bảo thời gian giao hàng cho đối tác/khách hàng cũng như có thêm thời gian cải tiến quy trình để tiết kiệm thêm chi phí.
2. Lựa chọn nhà cung cấp có khả năng đa nhiệm cao
Để cấu thành nên một sản phẩm hay dịch vụ, doanh nghiệp cần nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên việc mua hàng từ nhiều nhà cung cấp có thể tạo ra thêm nhiều loại chi phí. Quá nhiều nhà cung cấp khiến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cồng kênh hơn: thêm nhiều khu vực phải thu thập hàng hóa, thêm nhiều thời gian chờ nguyên liệu, thêm nhân công, kho bãi hỗ trợ,…
Hãy thử nghĩ tới việc sử dụng các nhà cung cấp “tổng” có khả năng đa nhiệm. Họ có thể cung cấp cho bạn nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau cùng lúc. Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian và loại bỏ các chi phí vận chuyển không cần thiết.
3. Lên sẵn các phương án “B” chuẩn bị cho mọi tình huống
Khi đã có 1 timeline chi tiết, điều bạn cần làm tiếp theo đó là chuẩn bị thêm các phương án dự phòng cho từng trường hợp để tránh bị động và mất thêm nhiều chi phí. Có nhiều thứ bạn cần dự phòng như việc: nhà cung cấp chủ động tăng giá nguyên vật liệu, thiếu hụt nhân sự làm việc, máy móc có vấn đề,…
4. Tinh gọn bộ máy vận hành
Tinh gọn không có nghĩa là bạn cắt giảm. Doanh nghiệp cần xem xét bức tranh tổng quan chung toàn công ty để xem mắt xích nào đang hiệu quả, mắt xích nào không từ đó ra các quyết định thay đổi cơ cấu phù hợp đảm bảo cho việc vận hành công suất tối đa nhưng vẫn tối ưu hóa về doanh thu.
5. Đồng bộ nền tảng quản lý
Thay vì việc phải sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, hãy giữ tất cả thông tin, dữ liệu tại một nơi. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nền tảng hợp nhất này có thể truy cập được ở bất cứ đâu bởi bất cứ ai (được phân quyền).
Tập trung hoạt động trên một nền tảng giúp tinh gọn lại cách doanh nghiệp hoạt động, tránh hoạt động trùng lặp, giảm sai xót hay sự thiếu xót thông tin.
Ít sai xót hơn đồng nghĩa với việc tiết kiệm thêm được nhiều thời gian và tiền bạc hơn.
6. Thuê ngoài để tối ưu chi phí
Nhiều người lầm tưởng rằng “thuê ngoài sẽ khiến cho doanh nghiệp phải tốn thêm một nguồn lực chi phí”, tuy nhiên, trên thực tế, việc thuê ngoài sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiệu quả, kiếm được nhiều doanh thu hơn thay vì chỉ sử dụng “inhouse”.
Thuê ngoài giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian tập trung vào những thế mạnh của công ty hơn thay vì phải mất thêm nhiều chi phí để nghiên cứu phát triển, hoạt động hay giảm sai xót trong quá trình sản xuất do không có nhiều kinh nghiệm.
Hy vọng với 6 gợi ý trên sẽ giúp bạn và quý doanh nghiệp có thêm những ý tưởng mới để cải tiến vấn đề chi phí trong hoạt động Logistics của doanh nghiệp mình.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về các giải pháp Logistics cho hoạt động của cá nhân/doanh nghiệp mình?
Liên hệ thêm với Nasco Express ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh nhất
---
Nasco Express – Always Faster
Tổng đài: 1900 1106 (Hỗ trợ 24/7)
Email: info@nascoexpress.com
Website: www.nascoexpress.com