20/08/2018 11:22:54 SA
Làm thế nào để xác định cụ thể chi phí của lô hàng bạn muốn nhập khẩu?

Trong nhiều trường hợp, ngoài tiền mua hàng, doanh nghiệp cần phải trả thêm nhiều phụ phí khác để hàng hóa có thể “về trọn vẹn tới Việt Nam”.

 
Cách xác định chi phí nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu hàng hóa bao gồm nhiều loại chi phí

Cùng Nasco Express xem xét 5 lưu ý bạn cần phải nhớ khi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của mình qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chi phí vận chuyển và chi phí nhập hàng quốc tế

Chi phí vận chuyển thực tế của một lô hàng nhập khẩu thì rất dễ dàng để tìm thấy. Bạn chỉ cần hỏi một công ty Freight Forwarder hoặc một công ty cung cấp dịch vụ Logistics họ sẽ báo giá cho bạn ngay.

Nếu bạn nhận báo giá bởi những công ty Freight Forwarders, bạn nên rà soát một cách cẩn thận đề nghị của họ để chắc chắn rằng không còn chi phí nào phát sinh trong quá trình vận chuyển. Nếu có nhiều mặt hàng với nhiều loại chi phí khác nhau trong báo giá thì bạn nên đặc biệt chú ý đến những đơn vị của từng chi phí. Chúng ta thường bị rối khi nhìn thấy những chi phí được tính theo số mặt hàng của tờ khai hải quan, một vài chi phí được tính theo trọng lượng hàng hóa và số lượng pallets, và một số được tính bởi số lượng chứng từ cần thiết. Bạn cũng cần phải đặc biệt cảnh giác với những điều khoản đặc biệt trong bản báo giá, ví dụ: Một số chi phí không được kê khai rõ ràng trong bản báo giá gốc. Điều này sẽ dẫn đến sự bất ngờ về chi phí phát sinh và sự không hài lòng về dịch vụ.

2. Điều khoản thương mại khi mua hàng

Trước khi thương lượng với nhà cung cấp nước ngoài, bạn nên chắc chắn rằng cả hai bên đều đã đồng ý về tất cả các điều khoản thương mại – còn được biết đến là “Incoterm”- điều khoản giao nhận hàng hóa. Khi nhập khẩu hàng hóa, 2 điều khoản thường được sử dụng nhiều nhất là EXW và FOB.

Một thực tế thường thấy đó chính là trong nhiều trường hợp cả hai bên đối tác đều bỏ qua điều khoản Incoterm khi kí hợp đồng, điều này dẫn đến những chi phí phát sinh về giao nhận hàng hóa cũng như chi phí thuế của lô hàng về sau và dẫn tới xảy ra những tranh chấp không đáng có. Thông thường, nếu nhà nhập khẩu muốn thỏa thuận thêm những điều khoản sau khi kí hợp đồng thì nhà cung cấp thường sẽ tính thêm phí. Vậy nên, tốt hơn hết nên đạt đến thỏa thuận về điều khoản này trước để tránh những cuộc tranh chấp, những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển.

3. Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng

Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng)

  • Thuế VAT luôn được áp dụng đối với trị giá lô hàng và phí vận chuyển, sự khác biệt duy nhất chính là đối tượng sẽ thu thuế.
  • Nếu bạn có dự định nhập khẩu hàng hóa với các nước trong khối EU, thuế VAT thường được thu bởi các công ty Freight Forwarders trên phần chi phí vận chuyển. Nếu bạn là một doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp phải tự báo cáo VAT về hàng hóa thông qua bộ phận kế toán. Nếu bạn là một cá nhân riêng lẻ thì người bán sẽ là người thu thuế VAT từ bạn khi bạn mua hàng hóa.
  • Đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa từ các nước ngoài khối EU, các công ty Freight Forwarders sẽ không thu phí thuế VAT. Khi đó, Cục thuế và Hải quan H.M.C.R sẽ đứng lên thu thuế VAT trên giá trị lô hàng và chi phí vận chuyển khi hàng hóa đi đi qua biên giới hải quan.

Thuế nhập khẩu:

  • Thông thường, sẽ không có thuế nhập khi vận chuyển hàng ở các nước thuộc Liên Minh Châu Âu (EU) với nhau. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ với mặt hàng thức uống có cồn và thuốc lá.
  • Thuế sẽ luôn được đánh trên những lô hàng nhập khẩu và chi phí vận chuyển khi hàng được vận chuyển ra khỏi biên giới chung của EU, ví dụ: Hàng được chuyển từ Trung Quốc đến Anh hoặc Na Uy đến Anh. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào loại hàng hóa và xuất xứ của lô hàng ở nước sản xuất. Đối với nhiều loại hàng hóa, thuế nhập khẩu được xác định tại mức 0%, nhưng bạn nên chú ý rằng bạn vẫn phải làm những thủ tục thông quan hàng hóa mặc dù thuế suất mặc định là 0%.- Đa số các trường hợp ở thực tế, các công ty Freight Forwarders nhận dịch vụ thông quan và đóng thuế cho lô hàng của bạn. Điều này không có nghĩa là công ty Freight Forwarders có nhiệm vụ phải đóng thuế cho lô hàng của bạn, họ chỉ trả giùm phần thuế hàng hóa đó.
  • Đa số các trường hợp ở thực tế, các công ty Freight Forwarders nhận dịch vụ thông quan và đóng thuế cho lô hàng của bạn. Điều này không có nghĩa là công ty Freight Forwarders có nhiệm vụ phải đóng thuế cho lô hàng của bạn, họ chỉ trả giùm phần thuế hàng hóa đó.

4. Điều kiện giao hàng kèm thêm

Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí Nhập khẩu là điều kiện giao hàng.
  • Nhu cầu giao hàng bằng xe nâng: Nếu bạn không sở hữu xe nâng và không có khu vực riêng thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng thì bạn cần được giao hàng bởi xe tải đặc dụng.
  • Không đủ khoảng trống cho xe tải: Trước khi nhận hàng, trách nhiệm của bạn là kiểm tra xem địa điểm nhận hàng có thích hợp để xe tải có thể di chuyển và trở đầu được không. Nếu kích thước xe tải không phù hợp với điều kiện nơi giao hàng thì bạn sẽ phải bị thu phí “Giao hàng không thành công”.

5. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Việc mua bảo hiểm vận tải cho hàng hóa luôn được chú trọng trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Bảo hiểm cho hàng hóa tiêu chuẩn thường chỉ tốn 1% giá trị hàng hóa và vận chuyển, mặc dù giá có thể thay đổi từ nhà cung cấp khác nhau, vị trí địa lí khác nhau và tùy thuộc vào loại hàng cụ thể.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn.

 
Nếu quý khách có thắc mắc nào cần tư vấn thêm về dịch vụ nhập hàng quốc tế
Liên hệ với Nasco Express ngay hôm nay để được hỗ trợ sớm nhất nhé

Liên hệ sử dụng dịch vụ vận chuyển của Nasco Express
---
Nasco Express – Always Faster
Tổng đài CSKH: 1900 1106 (Hỗ trợ 24/7)
Email:
info@nascoexpress.com
Website: www.nascoexpress.com