5 phút “nắm trọn” tổng quan lĩnh vực vận chuyển quốc tế
Mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế đem tới nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt. Các sản phẩm nội được tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, bán được với giá cao hơn và thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên, tất cả những điều đó sẽ là vô nghĩa nếu bạn không kiểm soát được khâu vận chuyển (yếu tố chiếm tới gần 40% tổng chi phí kinh doanh quốc tế).
Kiểm soát việc vận chuyển quốc tế
Chỉ với 5 phút đọc bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được một cách tổng quan nhất về việc vận chuyển hàng hóa quốc tế khi mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu.
(Bài viết được tham khảo từ John Edmonds – Chuyên gia Logistics tại Freightos)
1. Những hạn chế khi xuất khẩu sản phẩm
Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng các sản phẩm xuất khẩu của bạn không nằm trong danh mục 3 hạn chế dưới đây.
-
Hạn chế nhập khẩu: Để bảo vệ quyền lợi của các nhà kinh doanh trong nước, các quốc gia đều có chính sách bảo hộ hàng hóa riêng. Ngay cả những vật dụng hàng ngày như kính mát, lót da và một số đồ vật đóng gói đều có thể thu hút sự chú ý của lực lượng hải quan. Thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng cho một số sản phẩm nhất định, như gần đây đã xảy ra với mặt hàng bút chì màu được nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Hạn chế vận chuyển: không phải mặt hàng nào cũng có thể vận chuyển đi (trừ trường hợp vận chuyển “chui”), một số sản phẩm có pin nằm trong danh mục sản phẩm nguy hiểm khi vận chuyển bằng cả đường biển lẫn đường hàng không.
-
Hạn chế về nội dung bản quyền: Bạn có thể vi phạm luật về bản quyền và nhãn hiệu nếu sản phẩm của bạn, thậm chí là từ ngữ trên bao bì, tương tự như sản phẩm khác (như quần áo nhái thương hiệu, sách, giáo trình có nội dung được kiểm soát).
Hãy tìm hiểu xem những hạn chế này liệu có ảnh hưởng đến các sản phẩm của bạn hay không:
-
Tiến hành tìm kiếm trên internet cho từng loại hạn chế. Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào có nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Tìm kiếm sâu hơn bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến để tra cứu những hạn chế về nhập khẩu, ước tính thuế và cách phân loại các vật liệu nguy hiểm. Hãy yêu cầu đơn vị giao nhận vận tải (forwarder) giúp đỡ nếu có thắc mắc liên quan đến một trong những lĩnh vực nhạy cảm đó.
2. Quy trình vận chuyển hàng hóa quốc tế
Có tất cả 5 bước cho mọi vận đơn quốc tế: nhận hàng từ người gửi (Pickup), đưa hàng đến kho vận của người gửi và chuẩn bị thủ tục với các cơ quan chức năng để gửi hàng đi (Origin), hàng hóa được đưa lên xe để gửi đi (Main Leg), hàng hóa được gửi đến một địa điểm kho vận hải quan của nước đến (Destination), và giao hàng (Delivery).
-
Pickup: Đơn vị vận chuyển điều phối nhân viên và phương tiện tới địa chỉ người gửi để nhận hàng
-
Origin: Lô hàng được đưa tới một nhà kho chuyên dụng, nơi nó được “hợp nhất” với những lô hàng khác, trong cùng một container (đối với hình thức vận chuyển đường biển) hoặc trong dàn con lăn để sau đó vận chuyển đến sân bay (đối với hình thức vận chuyển đường hàng không). Sau đó nó được tiến hành làm các thủ tục xuất khẩu với lực lượng hải quan. Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu thường chỉ tập trung sự chú ý và có nhiều thủ tục phức tạp hơn đối với một số hàng hóa đặc biệt, và có xu hướng đơn giản hóa các quy trình hải quan nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa.
-
Main leg: Từ đây, lô hàng sẽ được vận chuyển đến cảng biển hoặc sân bay và từ đó nó sẽ được những người chuyên trách của cảng biển (hoặc nhà ga sân bay) tiến hành đóng hàng để sẵn sàng vận chuyển đến địa chỉ nhận ở nước ngoài. Thông thường chi phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng (hoặc nhà ga sân bay) này thường được gộp với những chi phí ở các khâu Origin và Destination ở trong báo giá và hóa đơn.
-
Destination: Bước này tương tự như ở bước Origin, ngoại trừ lúc này, nó liên quan nhiều hơn đến các thủ tục thông quan. Hầu hết các lô hàng đều thông thường sẽ được tiến hành thông quan một cách trơn tru. Nhưng rắc rối có thể xuất hiện nếu như dữ liệu của bạn có sự khác biệt nhỏ và có thể dẫn đến các thủ tục thanh tra hải quan. Bạn phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chi trả bất kỳ khoản phí và tiền phạt nào trước khi lô hàng được giao.
-
Delivery: Việc giao một lô hàng ở địa chỉ quốc tế phức tạp hơn nhiều so với vận chuyển trong nước. Có rất nhiều chi phí và thời gian phát sinh liên quan đến việc tiếp nhận hàng tại cảng cũng như vận chuyển hàng đến các kho hàng. Một số trung tâm hoàn thiện đơn hàng như Amazon có những yêu cầu về lịch hẹn và giao hàng rất khắt khe và nghiêm ngặt. Bạn cũng cần có thêm thời gian cho quá trình chuẩn bị và kiểm tra cũng như phòng ngừa cho các sự cố bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ví dụ, lô hàng có thể bị tạm giữ lúc quá cảnh, hoặc xe tải chở hàng có thể gặp trục trặc kỹ thuật.
3. Đám phán với đơn vị vận chuyển
Khi đàm phán với họ, hãy ghi nhớ 3 yếu tố chính: Incoterms và đóng gói sản phẩm, yêu cầu báo giá vận chuyển
Incoterm, đóng gói và báo giá là những điểm cần lưu ý khi đàm phán đối tác vận chuyển quốc tế
Incoterms
Incoterms là các điều kiện vận chuyển được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế và phải xuất hiện trong tất cả các hợp đồng kinh tế. Chúng xác định rõ khi nào thì trách nhiệm pháp lý đối với lô hàng chuyển từ người mua sang người bán. Điều đó có vẻ không phải là một ưu tiên chính của bạn khi đang đàm phán giá cả với nhà cung cấp, nhưng hãy cùng xem xét điều này:
-
Sự lựa chọn sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn không thể dành thời gian để nghiên cứu sâu về Incoterm, bạn chỉ nên chọn một trong hai điều kiện vận chuyển đó là Giá sản phẩm giao tại nhà máy (Ex-Works-EXW) hoặc Giá sản phẩm giao lên tàu (Free On Board-FOB).
-
Nếu không chú ý đến chi phí vận chuyển hàng hóa, bạn chưa chắc có một mức giá tốt nếu đơn thuần chỉ dựa vào giá sản phẩm. Ví dụ, một mức giá cao hơn cho cùng một sản phẩm (nhưng là giá FOB, đồng nghĩa với việc bạn trả chi phí vận chuyển ít hơn) có thể lại là tốt hơn cho bạn so với một mức giá thấp hơn (nhưng lại là dựa trên giá EXW, đồng nghĩa với việc bạn phải trả nhiều chi phí vận chuyển hơn).
Đóng gói sản phẩm trước khi vận chuyển
Đóng gói “không đúng” sẽ khiến doanh nghiệp bạn phải chịu thêm những khoản chi phí không đáng có.
-
Tránh đóng gói bổ sung: Việc đóng gói sản phẩm thường được cấu thành trong giá bán sản phẩm, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân phát sinh chi phí không cần thiết, đặc biệt là khi vận chuyển bằng đường hàng không. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem liệu nhà cung cấp của bạn đang sử dụng kích thước hộp tiêu chuẩn và nhỏ nhất nhằm tối ưu hóa cách sản phẩm được sắp xếp ở trong pallet hay chưa.
-
Sử dụng hộp kép để đóng gói sản phẩm dễ vỡ: Phương pháp đóng hộp kép này thêm một lớp đệm cho chiếc hộp đầu tiên. Sau đó được gói bằng giấy gói bubble (tấm bọt khí dùng để cuộn kín sản phẩm). Tuy nhiên rất nhiều kho hàng từ chối tiếp nhận những lô hàng được đóng gói theo dạng này do đặc tính dễ vỡ của chúng.
-
Gán nhãn mác cho lô hàng: Các lô hàng nhỏ hơn thường hay bị lẫn lộn, do đó hãy đánh dấu rõ ràng trên bìa carton và trên hộp-đánh số bìa carton, trọng lượng tịnh, trọng lượng tổng, nơi xuất xứ và gắn nhãn mác theo dõi (tương tự như nhãn mác của các lô hàng FBA).
-
Đóng gói sản phẩm: Nếu gói hàng chiếm nhiều diện tích hơn chính bản thân sản phẩm được đóng gói, chi phí vận chuyển của bạn sẽ gia tăng nhanh chóng. Nếu nhà cung cấp của bạn đồng ý và có thể tiếp thu ý kiến, hãy liên hệ với một công ty bao bì ở địa phương để có những ý tưởng đóng gói rẻ và hấp dẫn hơn nhưng chất lượng đóng gói vẫn đạt tiêu chuẩn.
Yêu cầu báo giá vận chuyển
Khâu chuẩn bị trước khi yêu cầu báo giá cũng là một việc nên làm. Bên cạnh chi tiết liên lạc ở các khâu Pickup và Destination, hãy thu thập:
-
Tổng trọng lượng và khối lượng: Tính toán từ chi tiết ở trên Packing List (yêu cầu tài liệu này từ đơn vị vận chuyển).
-
Mô tả sản phẩm hàng hóa: Hãy tham khảo ở trong hóa đơn thương mại (một lần nữa, hãy yêu cầu đơn vị vận chuyển cung cấp cho bạn).
-
Phương thức vận chuyển. Xác định xem liệu bạn muốn nhận được báo giá vận chuyển bằng đường hàng không hay đường biển. Vận chuyển bằng đường hàng không thì nhanh hơn và cũng rẻ hơn đối với những lô hàng nhỏ.
-
Bảo hiểm. Bạn sẽ được hỏi nếu bạn muốn bảo hiểm. Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ định mình muốn “bảo hiểm hàng hóa toàn diện”.
-
ID của nhà nhập khẩu. Tất cả các cơ quan hải quan sẽ yêu cầu một số hình thức nhận dạng. Ở Hoa Kỳ, đó là mã số thuế công ty của bạn.
Ngay khi bạn chọn một báo giá, hãy dành thời gian thống nhất phương thức giao tiếp liên lạc của bạn với đơn vị vận chuyển, và tìm hiểu xem họ có những yêu cầu cụ thể gì với bạn, điều mà đáng tiếc sẽ liên quan đến các thủ tục giấy tờ. Kiểm tra tài liệu là một phần việc rất quan trọng bạn cần phải làm từ thời điểm này. Điều này rất quan trọng, bởi vì ngay cả một sự khác biệt nhỏ giữa các loại giấy tờ đều có thể gây ra tình trạng chậm trễ rất tốn kém.
4. Lựa chọn một đơn vị vận chuyển
Đừng cố gắng xuất khẩu mà không có một đơn vị giao nhận vận tải chuyên trách. Các forwarders là những người trung gian phụ trách việc sắp xếp vận chuyển lô hàng. Rất nhiều vấn đề có thể, và đã xảy ra đối với các lô hàng được vận chuyển quốc tế-đặc biệt là với những người mới bắt đầu. Một forwarder giỏi sẽ đảm nhận gần như tất cả các khâu về tổ chức và giải quyết giúp bạn toàn bộ những phần việc căng thẳng và phức tạp. Ví dụ, họ sẽ sắp xếp việc đặt chỗ ở khâu Main Leg với một hãng hàng không hoặc một hãng tàu biển cũng như (tùy thuộc vào incoterms của bạn) sắp xếp ở khâu nhận hàng từ người gửi (Pickup). Họ sẽ xử lý toàn bộ những rắc rối của việc nộp hồ sơ và thông quan hải quan, bao gồm cả tư vấn về thuế quan (nếu bạn xuất khẩu vào nước Mỹ). Và họ có thể có nhiều kinh nghiệm quản lý hơn so với một công ty vận tải địa phương ở khâu giao hàng (Delivery).
Vận chuyển quốc tế dường như là một lĩnh vực rất phức tạp trong thời gian đầu, nhưng nó xứng đáng để bạn tìm hiểu. Trên thực tế, việc có được một forwarder tốt sẽ giúp bạn loại bỏ được hầu hết những phiền toái và căng thẳng.
Nếu bạn muốn tư vấn thêm về việc quản lý vận chuyển quốc tế?
Liên hệ với Nasco Express ngay hôm nay để nhận được hỗ trợ nhanh nhất
---
Nasco Express – Always Faster
Tổng đài CSKH: 1900 1106 (Hỗ trợ 24/7)
Email: info@nascoexpress.com